English Tiếng Việt




13 BƯỚC CẦN LÀM KHI VIẾT BÀI CHO SẢN PHẨM

•1. Nghiên cứu kĩ sản phẩm (Tuyệt đối phải tìm ra được điểm nổi bật, lợi ích khác biệt USP) => Bạn khó có thể bán 1 thứ gì nếu không tìm ra được 1 điểm gì "vượt trội" hơn sản phẩm tương tự khác.

•2. Tưởng tượng trong tâm trí về hình ảnh tệp KH mình muốn hướng đến. => Họ là người như thế nào và tại sao họ cần phải mua sản phẩm này?

•(Chú ý: Bước thứ 11 sẽ lặp lại câu hỏi này!)

•3. Đặt mình trong tâm thế giao tiếp 1-1 với từng khách hàng. => Đừng oang oang bán sản phẩm cho cả 1 đám đông. Đến đa cấp còn phải bán 1 - 1 thì bạn cũng đủ hiểu: "Cá nhân hóa khách hàng sẽ thúc đẩy hành vi mua hàng cao hơn!"

•4. Nhắm 1 và chỉ 1: 1 mục tiêu, 1 thông điệp & cố gắng bắt trúng 1 insight. => Hãy đơn giản và thật tập trung. Kéo căng dây cung và mọi giác quan chỉ cần nhắm trúng vào 1 đích.

•5. Sáng tạo ra 1 cái tiêu đề thật chất (bám vào điểm nổi bật, or sự khác biệt, or insight, or CTKM) => 1 con số ước lượng có căn cứ, rằng tiêu đề góp tới 80% vào tổng doanh số thu được. Tóm lại bạn chỉ có chưa đến 5s để họ chú ý đến bạn, họ thấy bạn thì họ mới quan tâm bạn có cái gì.

•"Phải làm sao để khách hàng thấy rằng: Việc lướt qua 1 bài QC còn KHÓ KHĂN hơn là phải đọc nó!" <= Câu nói huyền thoại này là của ông tổ ngành quảng cáo Hoppkins thì phải.

•6. Sau đó, viết thật tự nhiên như nói. => Não đọc thông tin bằng cách tưởng tượng ra hình ảnh. Vì vậy ngôn từ phải tạo ra hình ảnh thật gần gũi để độc giả dễ liên tưởng. Muốn gần gũi thì phải tự nhiên, trôi chảy, có cảm xúc.

•7. Liên tục đề cập tới vấn đề khách hàng quan tâm, ko lan man. => Đỉnh cao của trí tuệ là sự đơn giản. Khách hàng muốn bạn là người có trí tuệ, thấu hiểu được tâm tư của họ, và là chuyên gia đáng tin cậy cho họ trong vấn đề này.

•Đơn giản ở đây được hiểu là "sự thấu hiểu sâu sắc", thấu hiểu đến mức "biết họ cần điều gì", và tóm gọn lại trong 1 vài ý súc tích nhất. Chứ đừng hiểu đơn giản là sự nông cạn, thiếu thông tin.

•8. "Khách hàng sẽ phân vân điều gì tiếp theo?" Và viết câu sau để "trả lời" điều ấy. => Khá giống với bước 7. Thấu hiểu khách hàng tới mức này thì bạn càng dễ "chạm vào trái tim" của họ.

•Bởi suy cho cùng, trái tim thật ra đếch có cảm xúc, mà là do trung khu tạo ra cảm xúc của lí trí lâu nay được ngta gắn nó với trái tim thôi. Ý ở đây là khách hàng mua hàng phần nhiều bằng cảm xúc, hãy chạm tới "trung khu cảm xúc của lí trí", tức là trái tim.

•Chỗ này hơi khó hiểu phải không? <= (câu hỏi) Like bài viết này và comment không hiểu chỗ nào đi rồi mình sẽ giải thích <= (trả lời)

 •9. Show lợi ích sản phẩm 1 cách dễ hiểu cho người đọc, tự nhiên, gần gũi.

•=> Cái này quan trọng nhất. Ai cũng hiểu vì sao phải như vậy rồi nên mình chỉ nhấn mạnh thôi chứ không giải thích gì lan man.

•10. "Kíttttttttt......"

•Thỉnh thoảng "phanh" 1 cái như thế cho họ giật mình. => Đối với loại bài viết dài, nó giống như đi đường dài, muốn hành khách tỉnh ngủ và tiếp tục chú ý hãy phanh 1 phát cho họ "giật mình". Nhưng đừng làm họ bực tức.

•11. Đừng call - to- actions (CTA) quá mạnh! => Có vẻ đi ngược lại với nhiều anh chị em quảng cáo lâu nay. Nhưng cá nhân mình thấy, ai cũng cho mình là "mạnh nhất, tốt nhất", thì kẻ nào khiêm tốn mới đáng được chú ý và dành nhiều tình cảm nhất. Vì vậy đừng CTA quá mạnh, nghe "nổ" và "chối" lắm.

•Gần giống với bước 2: "Họ là người như thế nào và tại sao họ cần phải mua sản phẩm này.... ngay bây giờ?"

 •12. Đặt thông tin liên hệ xuống dưới cùng (Kèm theo thêm 1 lợi ích "có vẻ hời" nho nhỏ ở phần cuối qc. => Cái này thì đương nhiên rồi.

•13. Đọc lại một đến vài lần nữa xem giọng văn đã trôi chảy, đề cập vấn đề có kích thích, và đủ sức thuyết phục hay chưa